image banner
Hướng ứng ngày thế giới phòng chống Sốt rét 25/4

Trong những năm qua công tác phòng chống sốt rét (PCSR) đã thu được nhiều thành tựu to lớn, làm giảm đáng kể số người mắc bệnh, số người chết và không có vụ dịch xảy ra. Tuy nhiên hiện nay bệnh sốt rét vẫn còn nghiêm trọng và đang có nguy cơ quay trở lại ở nhiều địa phương. Đặc biệt số người đi vào làm ăn sinh sống ở vùng sốt rét lưu hành ngày càng tăng, số người đi rừng, làm nương, ngủ rẫy cũng còn phổ biến ở hầu khắp các khu vực miền núi, nhưng do hiểu biết chưa đầy đủ, việc phòng bệnh chưa tốt nên nhiều người mắc sốt rét ác tính và tử vong.

Minh chứng cho ta thấy đầu năm 2024tỉnh ta đã nghi nhận 3 ca mắc bệnh sốt rét ngoại lai đi từ Châu Phi về: 1 ca ở huyện Nho Quan 1 ca ở TP Tam Điệp và 1 ca ở huyện ý yên Nam Định nằm điều trị tại BV 700 giường.

1. Bệnh sốt rét là gì?

- Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sốt rét ký sinh trong máu người bệnh gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu do muỗi đốt. Bệnh có thể phòng chống và chữa khỏi.

- Dịch sốt rét thường xảy ra ở những cộng đồng người chưa bị sốt rét bao giờ (chưa có miễn dịch với bệnh sốt rét) đi vào những vùng sốt rét lưu hành mà không được phòng bệnh tốt. VD: những người đi từ vùng Tây Nguyên, Nam Bộ về địa phương hay đi xuất khẩu lao động nước ngoài về nước,...

- Dịch sốt rét cũng có thể xảy ra ở những cộng đồng người đã từng bị sốt rét nhưng bị giảm miễn dịch do sức khỏe suy yếu, di chuyển chỗ ở hoặc do ngừng các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét,...

- Cơn sốt rét điển hình có 3 giai đoạn: Rét run - Nóng - Vã mồ hôi. Cơn sốt rét thường kéo dài 2-3 giờ và có các biểu hiện kèm theo: nhức đầu, mệt mỏi, nôn hoặc buồn nôn. Tuy nhiên có những cơn sốt rét không điển hình, người bệnh chỉ thấy ớn lạnh, gai rét và mệt mỏi.

2. Đường lây truyền bệnh sốt rét

- Bệnh lây truyền qua đường máu với 4 phương thức lây:

+ Muỗi Anopheles nhiễm KSTSR đốt;

+ Truyền máu có KSTSR;

+ Mẹ truyền cho con khi mang thai;

+ Bơm tiêm dính máu có KSTSR.

3.  Biểu hiện của bệnh sốt rét:

Triệu chứng điển hình của bệnh sốt rét trải qua 3 giai đoạn: Rét run, sốt cao, vã mồ hôi, cơn sốt kéo dài từ 2 đến 8 giờ, ngoài cơn sốt người bệnh trở lại bình thường, ngoài cơn sốt điển hình còn có các triệu chứng khác đi kèm như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, đau tức vùng gan….

anh tin bai

3. Triệu chứng của bệnh

Khi mắc bệnh sốt rét thường có những triệu chứng sau:

- Ban đầu thấy người mệt mỏi, đau đầu, đau các khớp xương sau đó cảm thấy ớn lạnh, rét run. Rét ngày càng tăng. Lạnh từ cột sống, lạnh từ trong cơ thể lạnh ra. Mặt tím tái, hai hàm răng va đập vào nhau, toàn thân run bần bật, đắp nhiều chăn vẫn thấy rét, sưởi lửa cũng không đỡ rét. Cơn rét run này kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ.

- Ngay sau cơn rét, nhiệt độ cơ thể tăng cao và chuyển sang sốt nóng, nóng toàn thân, nhiệt độ cơ thể 39-40°C, ở giai đoạn này người bệnh có thể mê sảng, mệt mỏi li bì, trẻ em có thể co giật, đôi khi kèm theo nôn mửa. Cơn sốt nóng này kéo dài từ 1 - 2 giờ.

- Sau cùng là vã mồ hôi, người bớt nóng dần, cảm thấy khát nước, miệng đắng, mệt mỏi, đau đầu.

- Cơn sốt xảy ra có chu kỳ có thể 1 ngày 1 lần hoặc cách ngày hoặc đôi khi cách 3 ngày lên 1 cơn.

anh tin bai

4. Tác hại của bệnh sốt rét

- Thiếu máu: Cứ mỗi lần lên cơn sốt rét là hàng loạt hồng cầu đã bị phá vỡ do ký sinh trùng ký sinh và số lượng ký sinh trùng sốt rét trong máu lại tăng lên, chúng lại tiếp tục chui vào sống và phá vỡ hàng loạt hồng cầu khác làm cho máu người bị hủy hoại rất nhanh và người bệnh trở nên xanh xao, nhợt nhạt, ốm yếu

- Gan to, lách to và có thể gây ra bụng bảng.

- Trẻ em, phụ nữ có thai và những người mới từ nơi khác đến vùng sốt rét (kinh tế mới, di cư tự do, đào đãi vàng, khai thác lâm sản ...) là những người sức đề kháng với sốt rét yếu nên dễ mắc sốt rét và nếu không chữa trị sớm bệnh dễ trở thành sốt rét ác tính với các biểu hiện như mê sảng, hôn mê, co giật, khó thở cấp, trào bọt hồng lên mũi, gan to đau và vàng da vàng mắt đậm, không có nước đái hoặc đái ra nước tiểu đen (như nước với đặc...) Những trường hợp này thường chết do không đưa đến bệnh viện kịp thời, nếu để chậm có đưa đến bệnh viện cũng khó chữa, tỷ lệ chết cao và rất tốn kém.

+ Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét: cơ thể còi cọc chậm lớn, trí tuệ kém phát triển.

+ Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc hay mắc phải những tai biến khi sinh nở.

Người mắc bệnh sốt rét nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sốt rét áctình và có thể gây tử vong.

5. Những điều cần làm khi mắc sốt rét

- Muốn điều trị sớm thì khi bị cơn sốt đầu tiên phải đến ngay y tế thôn bản, y tế xã, cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được khám, xét nghiệm (thử máu) và điều trị kịp thời.

- Trường hợp phải đi làm việc xa cơ sở y tế dài ngày (đi công tác ở vùng sốt rét, làm việc trong rừng, ngủ rẫy...) cần mang theo thuốc sốt rét để uống ngay khi sốt.

- Điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều lượng theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Phải dùng đúng thuốc sốt rét theo hướng dẫn của Bộ y tế. Hiện nay thuốc sốt rét có nhiều loại. Ký sinh trùng sốt rét cũng thường gặp hai loại khác nhau, có nơi ký sinh trùng sốt rét đã bị nhờn thuốc (kháng thuốc). Vì vậy, nếu dùng thuốc đúng với loại ký sinh trùng sốt rét vừa mau khỏi bệnh lại đỡ tốn kém cho nhà nước và cho gia đình.

- Phải dùng thuốc đủ liều nghĩa là phải dùng hết số thuốc trong ngày và đủ số ngày điều trị được chỉ định kể cả khi đã hết sốt. Vì nếu khôn đúng thuốc, đủ liều ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể không bị diệt hết s gây bệnh trở lại và bản thân các ký sinh trùng sống sót sẽ trở nên nhà thuốc (kháng thuốc) và khó chữa.

- Sau khi điều trị phải xét nghiệm lại máu tìm ký sinh trùng sốt rét.

- Nếu có sốt cao, nôn mửa, co giật, mê sảng, đái ít,... hoặc có dấu hiệu khác thường cần được đưa ngay tới bệnh viện để cấp cứu.

- Cần xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét cho những người còn lại trong gia đình của người mắc sốt rét;

- Không mua thuốc tự điều trị khi không hiểu rõ tác dụng của thuốc, liều lượng và cách sử dụng;

 6. Các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét

anh tin bai

- Biện pháp thông dụng nhất, hiệu quả nhất, dễ thực hiện nhất là: Ngủ màn là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh sốt rét;

-Dùng vợt muỗi, mặc quần áo dài che bớt chỗ da hở khi làm việc ban đêm, sáng sớm;

- Vệ sinh nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và thoáng để hạn chế muỗi trú ẩn trong nhà.

- Thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm quanh nhà (từ 50-100m) để muỗi không có nơi trú đậu, bay vào nhà đốt người;

- Khơi thông cống rãnh, lấp ô nước đọng để hạn chế nơi đẻ trứng của muỗi;

- Rời chuồng gia súc ra xa nhà ở để không thu hút sự tập trung của muỗi đến

-Sử dụng kem bôi tránh muỗi đốt, đốt hương xua muỗi để phòng tránh muỗi đốt.

 - Nếu có điều kiện chúng ta tẩm màn và phun hóa chất diệt muỗi trên tường và vách nhà hàng năm.

 

  • Từ khóa :
Tiêu điểm
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP  |  Quản trị
Địa chỉ: Tổ 13, Bắc Sơn, TP Tam Điệp, Ninh Bình
Email:
Đường dây nóng:

Thiết kế bởi VNPT