image banner
Những điều cần biết về bệnh Bạch hầu

    Bệnh Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn Bạch hầu gây ra (Corynebacterium diphtheria). Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Bệnh thường gặp ở trẻ em < 15 tuổi, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc xin đầy đủ.

    Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) thì bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố có mật độ dân cư cao. Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Sau đó, do thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu nên tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000 và đến năm 2014, tỷ lệ này còn dưới 0,01 ca/100.000 dân.

    Vi khuẩn bạch hầu thường khu trú và làm tổn thương đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), gây tử vong do tắc đường thở và viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%, cao hơn ở trẻ nhỏ. Vi khuẩn bạch hầu sống lâu ở giả mạc và họng của bệnh nhân. Trong điều kiện thiếu ánh sáng vi khuẩn sống tới 6 tháng và tồn tại lâu trên các đồ chơi của trẻ bị bạch hầu, áo choàng của nhân viên y tế,…

    Các thể bệnh bạch hầu hay gặp gồm bạch hầu họng (70%), bạch hầu thanh quản (20-30%), bạch hầu mũi (4%), bạch hầu mắt (3-8%), bạch hầu da,...

  • Từ khóa :
Tiêu điểm
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP  |  Quản trị
Địa chỉ: Tổ 13, Bắc Sơn, TP Tam Điệp, Ninh Bình
Email:
Đường dây nóng:

Thiết kế bởi VNPT