Bệnh Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính
do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra, bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa,
thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Hiện nay bệnh chưa có
vacxin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
1.
Biểu hiện của bệnh
Thời
gian ủ bệnh: từ 3 – 6 ngày.
Sốt:
có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 40C.
Biếng
ăn hoặc bỏ ăn.
Tổn thương
da, niêm mạc, chủ yếu ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân, gối.
Tổn
thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính
2-3mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.
Tổn
thương ở da: thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10mm, hình bầu dục, hoặc
hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước
khô để lại vết thâm da.
2. Đường lây truyền
Bệnh
tay chân miệng lây truyền qua đường tiêu hoá: nước uống, bàn tay của trẻ
hoặc của người chăm sóc trẻ, các đồ dùng, đặc biệt là đồ chơi và vật dụng sinh
hoạt hàng ngày như chén, bát, đĩa, thìa, cốc bị nhiễm vi rút từ phân hoặc dịch
nốt phỏng, vết loét hoặc dịch tiết đường hô hấp, nước bọt. Ngoài ra, bệnh cũng
có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp người - người qua các dịch tiết đường
hô hấp, hạt nước bọt. Một số yếu tố có thể làm gia tăng sự lây truyền và bùng
phát dịch bao gồm: mật độ dân số cao, sống chật chội; điều kiện vệ sinh kém;
thiếu nhà vệ sinh; thiếu hoặc không có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng
ngày
3.
Biện pháp phòng ngừa
- Rửa tay
thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch (cả người lớn và trẻ em), đặc
biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ,
sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện
tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa
sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng
nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ
ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay,
vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Thường
xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học
tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc
các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người
bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Sử
dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu
gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh
Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ
sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.