1.
Đặc điểm của bệnh sởi:
Sởi
là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra.
Biểu
hiện của bệnh bao gồm: sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp, xuất hiện các
hạt nhỏ màu trắng (Koplik) ở niêm mạc miệng.
Bệnh
sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu
chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh
đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh sởi rất dễ lây lan và
thường gây thành dịch.
Người
là ổ chứa duy nhất. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 7 – 18 ngày. Thời kỳ lây truyền từ 5 ngày trước cho tới 5
ngày sau phát ban. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết
mũi họng của bệnh nhân bắn ra được khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc
trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.
Bệnh sởi có tốc độ lây
nhiễm rất cao, đặc biệt trong môi trường sống khép kín; miễn dịch có được sau
mắc bệnh hoặc sau tiêm vắc xin bền vững.
2. Cách phòng bệnh sởi:
-
Tăng cường vệ sinh cá nhân
+
Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày
+
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
+
Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng
+
Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát
khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân
-
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
+
Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít
thông khí.
+ Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân
(khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô
nhiễm chất tiết mũi họng.
+ Thường xuyên mở cửa sổ, cửa
chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học,
nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.
+ Lau
sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật
nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất
tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày
- Khi nghi ngờ trẻ mắc sởi, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám
và tư vấn.
-
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp quan trọng nhất giúp trẻ phòng bệnh sởi.