Tiêu chảy do
rotavirus là gì?
Tiêu chảy là một
biểu hiện thường gặp ở trẻ em. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như rối loạn
tiêu hoá, thành ruột yếu và phổ biến nhất do nhiễm khuẩn, trong đó nguy hiểm hơn,
trẻ có thể bị tiêu chảy do nhiễm một loại virút có tên là Rotavirus.
Rotavirus là
loại vi rút đường ruột phổ biến nhất, thường gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ và là
nguyên nhân cướp đi sinh mạng của hơn 610.000 trẻ em trên toàn thế giới hằng
năm. Thống kê tại Việt Nam, cứ 2 trẻ
nhập viện vì tiêu chảy cấp thì có một trường hợp là do nhiễm Rotavirus. Với
biểu hiện đặc trưng là sốt, nôn mửa và tiêu chảy,… Rất nhiều trẻ đã tử vong do
không được điều trị kịp thời.
Biểu hiện của
tiêu chảy do rotavirus:
Sau khi bị lây
nhiễm khoảng 12 giờ đến 4 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nôn và
tiêu chảy:
- Nôn xuất hiện
trước tiêu chảy 6 - 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2 - 3 ngày. Trẻ nôn rất
nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Trẻ thường đi tiêu
phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đàm, nhớt nhưng không
có máu. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày (có thể lên đến 20 lần/ngày),
sau đó giảm dần. Đa số các trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 - 8 ngày. Tuy nhiên có
thể có trẻ vẫn còn tiêu chảy đến 2 tuần dù trẻ đã khỏe, bắt đầu chơi đùa và ăn
trở lại.
- Ngoài ra trẻ
có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: sốt vừa phải, đau bụng, ho, sổ mũi.
Biến chứng nguy
hiểm khi nhiễm Rotavirus: Đặc trưng là Rotavirus gây tiêu chảy và nôn mửa nhiều
lần, trẻ dễ bị mất nước, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước
kịp thời. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm của bệnh và cũng là nguyên nhân phổ
biến nhất khiến trẻ phải nhập viện cao hơn và tình trạng nặng hơn so với các
trường hợp tiêu chảy do nguyên nhân khác
Nguyên nhân của
bệnh tiêu chảy do rotavirus:
- Người và một
số động vật như bò, cừu, khỉ, chó... có thể là ổ chứa virus. Virus rota có thể
gây bệnh trên động vật như khỉ, trâu, bò, cừu, ngựa, chuột, chó, mèo, thỏ... và
có thể từ đó lây bệnh cho người. Rota virus ở động vật có thể lây truyền trực
tiếp sang người hoặc tái tổ hợp với các chủng rota gây bệnh trên người.
- Trẻ bú bình
không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cao gấp nhiều lần so với trẻ bú mẹ
hoàn toàn hoặc không bú bình.
- Ăn bổ sung
không đúng cách: Cho trẻ ăn thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng, thức ăn bị ô
nhiễm trước và sau khi chế biến.
- Nước uống không sạch (không đun sôi hoặc để lâu) hoặc nguồn
nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
- Dụng cụ, tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
- Xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, quan niệm phân
trẻ em không bẩn như phân người lớn.
- Không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế
biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn…
Phòng bệnh tiêu
chảy do Virus Rota
- Giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Nên
tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau
khi đi vệ sinh.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng sau
khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ.
- Không để trẻ bò lê la trên sàn
nhà hoặc ngậm tay, ngậm đồ chơi.
- Lau rửa sàn nhà và các vật
dụng, bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B, lau rửa sàn
toa-lét, bồn cầu sau khi trẻ tiêu chảy đi vệ sinh.
- Tã lót của trẻ bị bệnh phải
được cho vào bao nylon, cột kín rồi cho vào thùng rác
- Cho trẻ uống vacxin là biện
pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Các bậc cha, mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế
để được tư vẫn phòng bệnh.